Bọt bia có tác dụng gì?

Bia là loại đồ uống có cồn được dùng rất nhiều trong mùa hè. Khi uống bia, nhất là bia lạnh, nhiều người sẽ cảm thấy cảm giác sảng khoái, thoải mái.

Khi rót bia ra cốc, chúng ta sẽ thấy hiện tượng bọt trắng nổi lên. Bọt của bia được tạo thành từ hoạt động hấp thụ các chất có hoạt tính trên bề mặt của CO2. Bọt bia chính là bọt carbon dioxide ở trong ly bia xuất hiện ở dạng nổi trên bề mặt bia hoặc là các bong bóng khí li ti bám dọc thành cốc.

Bọt bia không chỉ làm cốc bia trông đẹp mắt, hấp dẫn hơn mà còn có tác dụng nhất định.

Khi rót bia ra cốc, phần bọt trắng luôn nổi lên phía trên. Tuy nhiên, bọt sẽ nhanh chóng tan ra và biến mất.

Bọt bia không chỉ xuất hiện một cách đơn giản như vậy để đẹp mắt mà người ta có thể dựa vào phần bọt này để đánh giá chất lượng của bia. Một cốc bia không có bọt thường bị cho là bia nhạt nhẽo, thậm chí có vị đắng khó uống.

Ngoài ra, khi các bong bóng khí có trong bọt bia ở phía trên bề mặt tan ra, nó cũng sẽ giải phóng một lượng bia nhỏ vào không khí. Điều này làm cho hương thơm của bia lan tỏa ra xung quanh tốt hơn.

Rót bia có bọt và không có bọt, cái nào ngon hơn?

Nhiều người nghĩ rằng việc rót bia rất đơn giản, sau khi mở nắp chai/lon là cứ thể rót bia ra cốc. Tuy nhiên, cách rót bia cũng rất quan trọng. Một cốc bia ngon, trong đẹp mắt nhất định phải có bọt nổi lên trên và không phải muốn bao nhiêu bọt cũng được. Công thức cơ bản nhất của một cốc bia là 3 phần bọt, 7 phần bia.

Khi rót sai, bia không có bọt thì phần khí carbonic trong bia cũng không được giải phóng ra bên ngoài. Khi đó, mùi thơm và vị ngon của bia sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, việc các bọt khí carbonic nổi lên trong bọt bia cũng làm giảm đi lượng khí carbonic trong bia và giảm cảm giác đầy bụng khi uống. Do đó, nếu rót bia không có bọt thì người uống cũng sẽ dễ bị đầy bụng hơn.

Khi uống bia có lớp bọt nổi lên trên, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng của bia dưới lớp bọt trắng, vị ngọt của mạch nha cùng với vị đắng nhẹ của bia.

Cách rót bia đúng cách

Nếu biết cách rót bia, phần bọt sẽ nổi lên nhiều hơn.

Một tay cầm cốc bia nghiêng một góc 45 độ. Tay còn lại cầm chai bia (giữa đầu chia bia và miệng ly cần có một khoảng cách nhất định). Rót theo chiều dốc xuống, lực rót mạnh để đẩy khí CO2 ra ngoài, tạo ra lớp bọt trắng nổi lên bề mặt cốc. Vừa rót vừa từ từ dựng thẳng cốc lên. Sau đó, đổ hết số bia còn lại vào giữa trung tâm cốc. Khi cốc đầy bia thì dừng lại.

Ngược lại, nếu bạn không muốn bia có bọt thì chỉ cần nghiêng cốc và rót bia từ từ là được. Thao tác chậm sẽ làm phần bọt không xuất hiện nhiều.